Theo thông tư 16/BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Bộ giáo dục và đào tạo về Ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Tiết học thư viện là một phần bắt buộc trong Thông tư về quy định tiêu chuẩn Thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông trong đó quy định mỗi môn phải có 1 tiết học thư viện/ môn/ học kì. Tiết học thư viện là tiết học có độ dài theo đúng quy định cho trường tiểu học (35 phút/tiết), do giáo viên và nhân viên thư viện phối hợp thực hiện. Ở đó, GV có thể tổ chức cho HS các hoạt động chính là đọc và tìm kiếm tư liệu, khám phá kiến thức phục vụ cho nội dung tiết học đó.
Tiết học thư
viện là một tiết học có vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực và
phẩm chất của mỗi học sinh. Thông qua tiết học thư viện nhằm thay
đổi môi trường học tập cho học sinh,
tạo không gian lớp học mới lạ, hấp dẫn hơn, không
bị bó buộc trong không gian lớp học.
Giáo viên có thể kết hợp dạy học tích cực, hiệu quả, đa dạng hóa các loại
hình dạy
học. Phát huy tối đa nguồn tài nguyên sẵn
có trong thư viện, phục vụ vào công tác nghiên cứu tìm tòi của học
sinh. Kích thích nhu
cầu tìm tòi, khám phá tri thức của học sinh, đặt học sinh vào một môi
trường học tập mới, có sẵn nguồn thông tin tư liệu. Từ đó rèn cho học sinh kĩ
năng tìm kiếm, lựa chọn thông tin cần thiết, phù hợp phục vụ cho hoạt động học
tập của mình. Vì vậy giáo viên phải luôn đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, thích nghi, sáng tạo.
Ngoài ra, tiết học thư viện khẳng định vai trò, tầm quan trọng của
sách, hình thành thói quen đọc sách, tìm tòi thông tin và phát triển niềm đam
mê khám phá, sáng tạo cho học sinh.
Với mục tiêu
nâng cao chất lượng dạy học và tổ chức các hoạt động dạy học có liên quan đến
thư viện theo CT GDPT 2018 nhất là chất lượng dạy học tiết học thư viện, để
giáo viên, nhân viên thư viện thống nhất tổ chức các hoạt động dạy học, từ đó
đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm
chất, năng lực của học sinh, đẩy mạnh sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực
vào giảng dạỵ. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức tập huấn, xây
dựng chương trình các tiết học tại thư viện của các môn học. Đó là,
mỗi học kì mỗi lớp sẽ có 2 tiết học được tổ chức dạy tại thư viện theo kế hoạch
dạy học của nhà trường. Ngoài giáo viên tổ chức hướng dẫn học còn có sự đồng
hành của cán bộ thư viện trong việc tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm
kiếm, tra cứu tư liệu, đọc sách để khám phá kiến thức.
Thư viện được bố trí các góc hoạt động khác
nhau, như góc trò chơi phát triển ngôn ngữ, góc tra cứu, góc sáng tạo.... Sách
được đánh dấu theo 6 mã màu tương ứng với trình độ đọc của học sinh từ lớp 1 đến
lớp 5. Thư viện có nhiều kệ sách
được thiết kế mở, có nhiều ngăn, kê ở tầm thấp cho học sinh dễ lựa chọn. Các kệ
sách cũng được đánh dấu theo mã màu tương ứng với mã màu của từng loại sách.
Bàn trong thư viện được thiết kế thấp, gọn nhẹ, dễ di chuyển. Nền nhà được lót
các thảm xốp. Học sinh được ngồi bệt xuống nền khi tham gia hoạt động. Ngoài
ra, thư viện còn dành một góc cho học sinh trưng bày sản phẩm cá nhân sau khi
các em thực hiện hoạt động viết, vẽ theo yêu cầu bài học.
Thời gian qua, các thầy cô giáo đã có nhiều tiết dạy bổ
ích, thú vị khai thác được hết những ưu điểm của thư viện áp dụng vào bài dạy của
mình. Các tiết
học được tổ chức đã kết nối hoạt động thư viện để phục vụ hoạt động dạy
học. Học sinh không chỉ tiếp cận được nhiều đầu sách hay phù hợp theo yêu
cầu bài học mà còn được khơi gợi niềm đam mê đọc sách. Nhờ vậy, học sinh chủ
động trong việc tìm đọc sách, phát triển vốn từ, khả năng sáng tạo và giáo
dục đạo đức, kỹ năng sống.
Đặc
biệt trong đợt sinh hoạt chuyên môn Cụm IV, tiết học thư viện môn Tiếng
Việt lớp 4 do cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Anh thể hiện với bài Lập dàn ý cho
bài văn kể chuyện rất thành công. Tiết dạy thực hiện đảm bảo được yêu cầu cần đạt cho học sinh. Làm rõ quy
trình tổ chức và các hoạt động cơ bản của một tiết học thư viện. Giáo viên thể
hiện rất hiệu quả khả năng ứng dụng Chuyển đổi số trong dạy học trong đó có hoạt
động khởi động sử dụng công nghệ AI đã tạo được sự mới lạ, hấp dẫn cho cả
người dự, người học, giáo viên cũng rất thuận tiện không phải nêu luật chơi,
đọc câu hỏi. Học sinh hứng thú tìm hiểu các tư liệu về các nhân vật lịch sử
thông qua hướng dẫn, hỗ trợ của cô thư viện. Cô thư viện đã giới thiệu rất
nhiều cuốn sách hay về các nhân vật lịch sử phù hợp với yêu cầu của tiết
học, từ sách bản giấy đến sách mềm trên trang Thư viện điện tử của
Trường Tiểu học Mỹ Thủy. Các em được tự
tìm và chọn cho mình cuốn sách hay để đọc và chia sẻ nội dung mình đã
đọc được cho các bạn trong nhóm, cả lớp cùng nghe như: Trần Hưng Đạo, Yết
Kiêu, Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, Võ Nguyên Giáp – Danh
tướng thế kỉ XX, Chị Võ Thị Sáu, Kim Đồng, …. Nhiều học sinh đã linh hoạt, chủ động và thể hiện được khả năng CNTT của
mình bằng cách truy cập vào các đường link, trang Web để tìm kiếm tư liệu, một
số em sáng tạo vận dụng kiến thức đã học để hình thành dàn ý câu chuyện về
nhân vật lịch sử thông qua Sơ đồ tư duy. Với tâm thế háo hức, thể hiện rõ
niềm đam mê khám phá cùng với sự phối hợp nhịp nhàng, khéo léo giữa các thành
viên trong nhóm, các em đã trình bày rất tốt, rất hấp dẫn dàn ý các câu chuyện
kể về một nhân vật lịch sử mà em yêu thích.
Tiết học thư viện đóng
một vai trò quan trọng trong việc góp phần tôn vinh văn hóa đọc và xây dựng thế
hệ học sinh yêu thích đọc và có kỹ năng đọc tốt. Thay vì học sinh vẫn thường
xuyên học tập ở lớp học thì tiết học tổ chức tại thư viện các em sẽ được đến
một không gian học tập mới - đó là phòng đọc thư viện - với môi trường học tập
rộng rãi, căn phòng được trưng bày đẹp và các tủ sách sắp xếp khoa học,
tiện dụng. Qua tiết học tại thư viện, các em hiểu biết thêm: Thư viện
không chỉ là nơi lưu giữ sách, đọc sách mà ở đó còn là nơi các em được
thoải mái khám phá những kiến thức một cách chủ động. “Tiết học Thư viện” đã tạo cho các em tâm lý
tự tin, sự hứng thú khi đến với thư viện, từ đó kỹ năng đọc và cảm nhận sách của
các em được nâng cao và thói quen đọc sách được hình thành. Qua đó góp phần
hình thành phẩm chất, năng lực cần thiết, góp phần nâng cao
chất lượng dạy học trong nhà trường.
Trần Thị Lệ Thủy